
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH XỬ LÝ
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non yếu. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu, trẻ chủ yếu dựa vào kháng thể từ mẹ qua nhau thai và sữa mẹ. Sau thời gian này, sức đề kháng suy giảm khiến bé dễ nhiễm bệnh hơn. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời giúp cha mẹ an tâm.
1. Bệnh đường hô hấp
Cảm lạnh thông thường
Dấu hiệu nhận biết:
- Thở khò khè, nghẹt mũi, hắt hơi thường xuyên
- Có thể kèm sốt nhẹ
Cách xử lý:
- Giữ vệ sinh, mặc ấm cho trẻ
- Nhỏ mũi, hút sạch dịch nhầy
- Kê cao đầu khi ngủ để tránh nước mũi chảy ngược vào trong
- Bé dưới 3 tháng tuổi sốt cần đến ngay cơ sở y tế
Viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ảnh hưởng đến phổi.
Dấu hiệu nhận biết:
- Ho nhẹ lúc đầu, có thể sốt nhẹ hoặc không
- Sốt hoặc hạ thân nhiệt dù đã ủ ấm
- Thở nhanh (>60 lần/phút), khó thở, tiếng thở rít
Cách xử lý:
- Đưa bé đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được xử trí kịp thời
- Không chủ quan, tránh biến chứng nguy hiểm vì đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi
2. Bệnh đường tiêu hóa thường gặp
Tiêu chảy
Dấu hiệu nhận biết:
- Phân lỏng, màu sắc bất thường
- Mùi tanh và có thể lẫn chất nhầy
- Đôi khi có máu lẫn trong phân
Cách xử lý:
- Đưa bé đi khám sớm
- Tăng cường cho bú nhiều lần, tránh mất nước
- Nếu bé tiêu chảy 2 ngày không khỏi thì cần đến đến ngay cơ sở y tế để tránh nguy hiểm đến tính mạng
Táo bón
Dấu hiệu nhận biết:
- Bé khó khăn khi đi ngoài, phân rắn
- Bé trên 1 ngày mới đi nặng
- Bụng trướng, quấy khóc
Cách xử lý:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn, uống đủ nước
- Xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng men vi sinh
- Trường hợp táo bón nặng, cần đưa bé đi khám
3. Các bệnh về da
Mụn sữa
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện vài tuần sau sinh
- Mụn nhỏ trên má, trán, cằm, lưng
- Mụn tăng nhiều khi cơ thể bé nóng lên hoặc tiếp xúc với nước bọt, chất tẩy rửa
Cách xử lý:
- Tắm nước sạch, sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh
- Dùng khăn xô mềm lau khô người cho bé sau khi tắm
- Nếu sau 3 tháng mụn sữa không chấm dứt phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất
Viêm da dị ứng (Chàm)
Dấu hiệu nhận biết:
- Da khô, đỏ từng mảng, ngứa, có thể có mụn nước
- Da bị kích ứng khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoa, nước bọt hoặc các chất tẩy rửa khác
- Bệnh xuất hiện nhiều ở mặt, đầu, chân tay sau đó lan ra khắp cơ thể
Cách xử lý:
- Giữ môi trường sạch, thoáng mát
- Tắm hàng ngày và thoa dưỡng ẩm 2-3 lần/ngày
- Khi da bị trầy xước hoặc nhiễm trùng, cần khám bác sĩ ngay
4. Các bệnh khác cần lưu ý
Nấc cụt
Cách xử lý:
- Không đợi trẻ quá đói mới cho ăn, cũng không cho bú quá no
- Bế trẻ cao đầu sau khi bú để dễ tiêu hóa
- Cho bé bú mẹ để giảm nấc
- Nếu thấy bé nấc cụt lâu, có dấu hiệu mệt mỏi thì cần đưa đến bệnh viện
Giảm cân sau sinh
Trong từ 7–10 ngày sau sinh, bé có thể bị giảm 6–10% trọng lượng cho dù được bú mẹ đầy đủ
Cách xử lý:
- Bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu
- Sau thời gian này, bé tăng cân nhanh (1–1,2 kg/tháng)
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức?
Cha mẹ cần lập tức đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi:
- Bé sốt cao trên 38°C (dưới 3 tháng tuổi), trên 39°C (trên 3 tháng tuổi)
- Bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh, khò khè, lõm lồng ngực
- Bé ngủ li bì, khó đánh thức
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày không đỡ
- Nôn trớ liên tục
- Da, mắt vàng bất thường
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Khi bé có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần cho bé khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được tư vấn và xử trí kịp thời.